Tổng quan về kinh tế thế giới Kinh_tế_thế_giới

Biểu đồ GDP (PPP) của thế giới năm 2011

2005–2006

Năm 2005, tổng sản phẩm thế giới (GWP) tăng lên 4,6%, dẫn đầu là Trung Quốc (9,3%), Ấn Độ (7,6%), Nga (5,9%). Kết quả tăng trưởng này có được chủ yếu là do sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Đức và đặc biệt là Hoa Kỳ với sự tăng trưởng mạnh trở lại (3,5%). Các nước đang phát triển có kết quả tăng trưởng khác nhau, một vài nước còn phải đương đầu với việc gia tăng dân số, sụt giảm tăng trưởng và chậm phát triển kinh tế.

Năm 2007

Năm 2007, Tổng sản phẩm thế giới (GWP) là 46.770 tỉ USD, tính theo sức mua tương đương là 65.960 tỉ USD. Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông - Bắc Á chiếm trên 3/4 GWP toàn cầu. GDP bình quân đầu người là 6.600 USD, tính theo sức mua tương đương là 10.200 USD. Nông nghiệp 4%, công nghiệp 32%, dịch vụ 64%. Lực lượng lao động 3 tỉ người, 40,9% làm nông nghiệp, 20,6% trong công nghiệp và 38,5% về dịch vụ.

Tổng giá trị xuất khẩu là 12.030 tỉ USD, tổng giá trị nhập khẩu là 11.950 tỉ USD.

Năm 2010

Năm 2009 là lúc mà tổng sản lượng thường niên của thế giới lần đầu tiên bị tụt giảm kể từ thời đại suy thoái hồi thập niên 1930.

Bởi vậy, năm 2010 vẫn có thể phần nào được coi là thành công, vì dẫu sao thì thế giới cũng đã tăng trưởng trở lại.

Trung Quốc trong năm qua, tình trạng thặng dư thương mại ghê gớm tiếp tục. Hệ thống tiền tệ cứng nhắc của Trung Quốc hầu như không có gì thay đổi. Với Hoa Kỳ thì mức thâm thủng thương mại khổng lồ với Trung Quốc vẫn chưa được cải thiện.

Nhiều người coi đây là lý do khiến nước Mỹ bị mất đi rất nhiều công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất, và tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện vẫn đang ở mức gần 10%.